BÀI GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH HAY- LỚP 8C2

TÊN SÁCH: TÔI TỰ HỌC
Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến, Như chúng ta đã biết, văn hóa là điều không thể truyền được và cũng không thể tóm tắt lại được nhưng văn hóa có thể khơi gợi và giúp cho người ta đi đến cái hay , hoàn thiện bản thân mình. Cũng giống như người dạy vẽ không thể truyền cho học trò cái thiên tài của người họa sĩ nhưng cũng giúp người đó có thể có được những lề lối làm việc để trở thành một họa sĩ chân tài. Mỗi bạn trẻ trong chúng ta khi trưởng thành đều phải trang bị cho mình một phương pháp tự học, chính vì vậy hôm nay em xin giới thiệu đến các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh cuốn sách mang tên ‘ Tôi tự học' của tác giả Nguyễn Duy Cần. Cuốn sách có kích thước 13 nhân 19 cm, gồm 238 trang và 8 chương.


         Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến, Như chúng ta đã biết, văn hóa là điều không thể truyền được và cũng không thể tóm tắt lại được nhưng văn hóa có thể khơi gợi và giúp cho người ta đi đến cái hay , hoàn thiện bản thân mình. Cũng giống như người dạy vẽ không thể truyền cho học trò cái thiên tài của người họa sĩ nhưng cũng giúp người đó có thể có được những lề lối làm việc để trở thành một họa sĩ chân tài. Mỗi bạn trẻ trong chúng ta khi trưởng thành đều phải trang bị cho mình một phương pháp tự học, chính vì vậy hôm nay em xin giới thiệu đến các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh cuốn sách mang tên ‘ Tôi tự học' của tác giả Nguyễn Duy Cần. Cuốn sách có kích thước 13 nhân 19 cm, gồm 238 trang và 8 chương.

        Mở đầu tác phẩm là phần tựa đề khá là hấp dẫn mà bất cứ bạn trẻ nào khi cầm cuốn sách này trên tay đều nên đọc thử một lần để thấy hết cái hay mà nhà văn truyền đạt và khơi gợi sự học nơi cá nhân mỗi người. Nội dung cuốn sách đi sâu vào việc định nghĩa sự học như thế nào gọi là đúng mực và hữu ích. Không phải là kiểu học gạo, học cho có mà để đào sâu nghiên cứu và làm giàu thêm kiến thức của mỗi người. Từ việc đào sâu vào định nghĩa sự học, tác giả nêu lên những yếu tố cần thiết của một người tự học và điều kiện thuận lợi để giúp cho sự tự học được tiến triển tốt hơn: môi trường học tập, cách sắp xếp thời gian, tinh thần sẵn sàng khi học, rèn luyện sự tập trung khi học, các yếu tố về tư duy tổng quan, tư duy nhân quả, tư duy phản biện cần có ở một cá nhân tự học. Đó là những điều mà ta hay cho là "sẵn có" thế nhưng thực chất chưa được tôi luyện thành một thói quen đúng đắn và hữu ích cho việc tự học của mình.

   Cuốn sách  chia làm 8 chương

Chương 1và chương 2: Thử tìm một định nghĩa

   Chương này cho chúng ta thấy thế nào là một người có học thức và thế nào là một bậc thiên tài.

Chương 3, chương 4, chương 5: Thử tìm một định nghĩa

   Chương này cho chúng ta thấy cái học về bề rộng và cái học về bề sâu từ đó đưa ra lời khuyên cho việc sắp xếp việc học sao cho hợp lí, tinh thần sẵn sang khi học. Đọc phần này để củng cố them cho ta những chứng minh hữu ích của việc sắp xếp viếc học sao cho thong minh và hiệu quả nhất.Đây là tiền đề cho tất cả những gì chúng ta muốn học, một bước chuẩn bị dung nạp kiến thức cho bản thân.

Chương 6, chương 7: Đọc những gì và học những gì?

    Chương này giúp ta định nghĩa thế nào là đọc sách và lợi ích của việc đọc sách từ đó đưa ra lời khuyên về cách chọn sách sao cho phù hợp với lứa tuổi cũng như lượng kiến thức cần dung nạp. Tác giả còn giới thiệu thêm cho người đọc những loại sách bổ ích và cách đọc từng kiểu sách như thế nào cho hợp lý và thực sự mang đến kiến thức.Từ những trang tiểu thuyết đến những tài liệu sử học, thiên văn, toán học và cả những tư liệu báo chí.Không phải cứ đọc là có thể học được mà quan trọng là phương pháp đọc và tư thế chuẩn bị đọc đối với từng loại sách kể trên mới là điều đáng lưu tâm.

Chương 7: Những quyên tắc làm việc cơ bản

      Và không phụ lòng đọc giả,  tác giả đã đưa ra những lời khuyên không những hay mà còn rất chi tiết, cụ thể cho người học. Những điều mà 1 người tự học cần nắm bắt và rèn dũa cho mình:

 - Nguyên tắc 1: Đi từ cái dễ đến cái khó, và phải tin vào sự thành công

– Nguyên tắc 2: Làm việc đều đều, không nên để gián đoạn

– Nguyên tắc 3: Bất kỳ môn học nào cũng phải khởi đầu bằng những yếu tố đầu tiên của môn học ấy, nghĩa là khởi học lại những căn bản sơ đẳng và đừng bao giờ đốt giai đoạn.

– Nguyên tắc 4: Biết lựa chọn. Chọn sách để đọc, chọn việc để làm và chọn điều hay để học.

– Nguyên tắc 5 &6 : Phải biết quý thời giờ làm việc của ta và đặt cho nó thành một kỷ luật. Tiết kiệm từng phút giây của bản thân.

– Nguyên tắc 7: Hễ làm việc gì thì phải làm cho hoàn thành, đừng phải trở lại một lần thứ 2.

– Nguyên tắc 8: Muốn làm việc, học tập cho hiệu quả thì phải có một sức khỏe dồi dào

8 nguyên tắc trên có thể phù hợp với bạn hoặc không, có thể vừa đủ hoặc thiếu tùy vào cá nhân mỗi người.Bạn có thể tự điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân.

     Kết thúc quyển sách quý này là biết bao bài học đọng lại trong trí óc tôi và làm hành trang cho sự học của tôi về sau. Cái học quan trọng ở "phẩm" chứ không phải là "lượng", học đến đâu, chắc đến đó. "Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng", đó là bài học không bao giờ xưa cũ dành cho những người trẻ nhưtôi và bạn. Bể học là mênh mông và vô tận.Những người trẻ như tôi và bạn có nhiệm vụ phải khai phá và tìm tòi, chinh phục những cái bể kiến thức như thế để làm tròn bổn phận của mình.

   Các bạn có thể tìm đọc cuốn sách tại tất cả các nhà sách trên toàn quốc vàthư viện nhỏ của chi đội lớp 8C2 hoặc thư viện của trường THCS Nguyễn Du, tôi chắc chắn rằng đây là một cuốn sách hay và đáng có một chỗ trong kệ sách của bạn

Kết thức phần giới thiệu sách cuối cùng em xin chúc toàn thể các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh bước sang một tuần học mới sức khỏe, hạnh phúc, đạt được nhiều thành công hơn.

     Em xin cảm ơn!

 

Người trình bày: Nguyễn Thị Kim Ngân- Học sinh lớp 8C2


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác:
Mới nhất